Cơ quan thực hiện

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công Thương

Mã thủ tục 1.009241
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Thông tin công bố
  • Số QĐ: 2636/QĐ-UBND
  • Ngày hiệu lực: 2023-12-02
Cách thức nộp trực tuyến Thủ tục này được nộp trực tuyến
Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc

Mức trực tuyến Toàn trình
Lệ phí

- Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Đối với cơ sở sản xuất: 500.000 đồng/lần/cơ sở
- Thực hiện theo Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29/06/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, từ ngày 01/07/2023-31/12/2023 áp dụng mức thu bằng 90% mức phí quy định tại biểu phí trong công tác an toàn thực phẩm Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05/08/2021của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể: Đối với cơ sở sản xuất: 450.000 đồng/lần/cơ sở
Từ  ngày 01/01/2024, mức phí áp dụng  thực hiện thu theo mức quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05/08/2021  hoặc tiếp tục thực hiện theo quy định tại các Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư 44/2023/TT-BTC (nếu có).

Phí
Văn bản quy định lệ phí
Cơ quan thực hiện UBND quận huyện
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
Đối tượng thực hiện

Tổ chức, cá nhân

Cách thức thực hiện

Nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận, huyện.

Điều kiện thực hiện

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định 77/2016/NĐ-CP.

Cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã và sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

+ Rượu: nhỏ hơn 03 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Bia: nhỏ hơn 50 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Nước giải khát: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Sữa chế biến: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;

+ Dầu thực vật: nhỏ hơn 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;

+ Bánh kẹo: nhỏ hơn 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;

+ Bột và tinh bột: nhỏ hơn 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.
Số bộ hồ sơ

01 bộ

Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 05a ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND quận, huyện

Mẫu đơn, tờ khai
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận, huyện vào tất cả các ngày làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, trừ các ngày lễ theo quy định.
Bước 2: Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả nhận đủ hồ sơ, chuyển phòng chuyên môn (Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế - Hạ tầng)
Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, chuyển chuyên môn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng chuyên môn có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không bổ sung bổ sung không đầy đủ thì hồ sơ không còn giá trị.
Bước 3:  Thẩm định thực tế tại cơ sở
Trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, phòng chuyên môn tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. 
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do phòng chuyên môn ban hành quyết định thành lập. 
Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở: kiểm tra tính thống nhất của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận nộp phòng chuyên môn với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.
Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở: kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm. 
+ Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày kể từ ngày có biên bản thẩm định. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị.
+ Trường hợp kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, phòng chuyên môn thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. 
Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận 
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
- Phòng chuyên môn trả kết quả đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để gửi trả Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân.
Thành phần hồ sơ
Loại giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai
1. Đơn đề nghị theo Mẫu số 01a Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất;

 

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo Mẫu số 02a (đối với cơ sở sản xuất) Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020;
4. Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc bản sao giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở theo Mẫu 01 hoặc 02 tại Phụ lục I Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 18/06/2020
Căn cứ pháp lý

1. Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
2. Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
3. Nghị định số 15/2018/NĐ-CP  ngày 02/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
4. Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều khiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
5. Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
6. Thông tư 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2020 của Bộ Công thương Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
7. Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm;
8. Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp;
9. Quyết định số 688A/QĐ-BCT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung/bãi bỏ thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
10. Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 28/9/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng;
11. Quyết định số 10/2022/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định phân công, phân cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 31/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng.

 

Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Nộp trực tuyến Quay lại

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 24 Trần Phú, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Thư điện tử: stttt@danang.gov.vn

LƯỢT TRUY CẬP

151292443