Mã thủ tục | 1.003563.000.00.00.H17 |
Lĩnh vực | Thủy sản |
Thông tin công bố | - Số QĐ: 1114/QĐ-UBND
- Ngày hiệu lực: 2023-05-31
|
Cách thức nộp trực tuyến | Thủ tục này được nộp trực tuyến |
Thời hạn giải quyết | 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra |
Mức trực tuyến | Toàn trình |
Lệ phí | Theo từng hạng mục tại Mục II Biểu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 94/2021/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Cụ thể: 1. Giám sát kỹ thuật đóng mới (kể cả các phương tiện chưa được cơ quan đăng kiểm kiểm tra - kiểm tra lần đầu): C là giá trị đóng mới - Giá đóng mới trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng: 910.000 + (C-100.000.000) x 0,007 - Giá đóng mới trên 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: 2.310.000 + (C-300.000.000) x 0,006 - Giá đóng mới trên 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 6.510.000 + (C-1.000.000.000) x 0,005 - Giá đóng mới trên 2.000.000.000 đồng: 11.510.000 + (C-2.000.000.000) x 0,004 2. Giám sát kỹ thuật cải hoán, sửa chữa phục hồi: C là giá trị hoán cải, sửa chữa phục hồi - Giá sửa chữa, hoán cải đến 15.000.000 đồng (đồng): 300.000 đồng - Giá sửa chữa, hoán cải trên 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (đồng): 300.000 + (C-15.000.000) x 0,016 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (đồng): 860.000 + (C-50.000.000) x 0,012 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 150.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng (đồng): 2.060.000 + (C-150.000.000) x 0,009 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 350.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng (đồng): 3.860.000 + (C-350.000.000) x 0,007 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 700.000.000 đồng đến 1.200.000.000 đồng (đồng): 6.310.000 + (C-700.000.000) x 0.005 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 1.200.000.000 đồng đến 2.500.000.000 đồng (đồng): 8.810.000 + (C-1.200.000.000) x 0,003 - Giá sửa chữa, hoán cải trên 2.500.000.000 đồng (đồng): 12.710.000 + (C-2.500.000.000) x 0,001 3. Kiểm tra bất thường, tai nạn (Đồng/lần/tàu): bằng mức thu phí kiểm tra hàng năm 4. Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá hàng năm - Kiểm tra phần vỏ tàu tính theo dung tích (GT) (Đồng/GT): 2.000 - Kiểm tra phần máy tàu (Tổng công suất máy chính + máy phụ (KW)) (Đồng/KW): 1.360 - Thiết bị hàng hải (Đồng/lần/hệ thống): 75.000 - Thiết bị vô tuyến điện (Đồng/lần/hệ thống): 75.000 - Phương tiện tín hiệu (Đồng/lần/hệ thống): 37.000 - Phương tiện cứu sinh (Đồng/lần/hệ thống): 75.000 - Trang thiết bị khai thác thủy sản (Đồng/lần/hệ thống): 130.000 - Các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn được trang bị trên tàu cá a) Bình chịu áp lực: - Dung tích một bình chịu áp lực, V ≤ 0,3 m3 (Đồng/lần): 75.000 - Dung tích bình chịu áp lực, V >0,3 đến 1m3 (Đồng/lần): 150.000 b) Các thiết bị lạnh: - Dưới 30.000 kcal/h (Đồng/Hệ thống): 1.050.000 - Từ 30.000 kcal/h đến 50.000 kcal (Đồng/Hệ thống): 1.500.000 - Trên 50.000 kcal/h đến 100.000 kcal (Đồng/Hệ thống): 2.250.000 5. Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá: Kiểm tra định kỳ - Kiểm tra phần vỏ tàu tính theo dung tích (GT) (Đồng/GT): 5.000 - Kiểm tra phần hệ động lực và trang thiết bị buồng máy (Đồng/KW): 4.080 - Thiết bị hàng hải (Đồng/lần/hệ thống) : 135.000 - Thiết bị vô tuyến điện (Đồng/lần/hệ thống) : 187.000 - Phương tiện tín hiệu (Đồng/lần/hệ thống): 45.000 - Phương tiện cứu sinh (Đồng/lần/hệ thống): 135.000 - Trang thiết bị nghề cá (Đồng/lần/hệ thống): 150.000 - Trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn a) Bình chịu áp lực: - Dung tích một bình chịu áp lực, V ≤ 0,3 m3 (Đồng/lần): 105.000 - Dung tích bình chịu áp lực, V>0,3 đến 1m3 (đồng/lần): 225.000 b) Các thiết bị lạnh: - Dưới 30.000 kcal/h (Đồng/Hệ thống): 1.500.000 - Từ 30.000 kcal/h đến 50.000 kcal (Đồng/Hệ thống): 2.250.000 - Trên 50.000 kcal/h đến 100.000 kcal (Đồng/Hệ thống): 3.000.000 6. Kiểm tra phao cứu sinh (áp dụng cho cơ sở sản xuất phao - tính theo mẫu kiểm tra) - Dụng cụ nổi cứu sinh (Đồng/lần/mẫu): 3.000.000 - Phao tròn (Đồng/lần/mẫu): 1.500.000 - Phao áo (Đồng/lần/mẫu): 1.500.000 7. Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá và các trang thiết bị trên tàu cá trung gian (trên đà) - Kiểm tra phần thân vỏ tàu tính theo dung tích (Đồng/GT): 3.500 - Kiểm tra phần máy tàu (Tổng công suất máy chính + máy phụ) (Đồng/KW): 2.720 - Thiết bị hàng hải (Đồng/lần/hệ thống): 105.000 - Thiết bị vô tuyến điện (Đồng/lần/hệ thống): 131.000 - Phương tiện tín hiệu (Đồng/lần/hệ thống): 41.000 - Phương tiện cứu sinh (Đồng/lần/hệ thống): 105.000 - Trang thiết bị nghề cá (Đồng/lần/hệ thống): 140.000 - Các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn được trang bị trên tàu cá: a) Bình chịu áp lực: - Dung tích bình chịu áp lực, V ≤ 0,3 m3 (Đồng/lần): 90.000 - Dung tích bình chịu áp lực, V > 0,3 đến 1m3(Đồng/lần): 187.500 b) Các thiết bị lạnh: - Dưới 30.000 kcal/h (Đồng/hệ thống): 1.275.000 - Từ 30.000 kcal/h đến 50.000 kcal (Đồng/hệ thống): 1.875.000 - Trên 50.000 kcal/h đến 100.000 kcal (Đồng/hệ thống): 2.625.000 |
Phí | |
Văn bản quy định lệ phí | |
Cơ quan thực hiện | Chi cục Thuỷ sản |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân đề nghị |
Cách thức thực hiện | Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng hoặc thông qua đường bưu điện. |
Điều kiện thực hiện | |
Số bộ hồ sơ | 01 bộ |
Kết quả thực hiện | Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu 04n.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra lần đầu, cải hoán theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT. |
Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ | Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng, số 43 - 45 Thanh Sơn, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng |
Mẫu đơn, tờ khai | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. + Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ. + Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Chi cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định phải có văn bản thông báo rõ cho tổ chức, cá nhân bổ sung. Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Chi cục Thủy sản Đà Nẵng thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra với tổ chức, cá nhân đề nghị; Bước 3: Chi cục Thủy sản tiến hành giám sát kỹ thuật tàu cá theo quy chuẩn kỹ thuật tàu cá và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT, theo tiến độ thi công, trước khi lắp đặt trên tàu cá, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải nộp (bản sao và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước) hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng (đối với vật liệu, máy móc, trang thiết bị nhập khẩu) hoặc chứng nhận kiểm định theo quy định của pháp luật; Trường hợp máy chính là máy thủy đã qua sử dụng không đáp ứng theo quy định tại điểm đ khoản này thì phải được Chi cục Thủy sản kiểm tra, đánh giá theo Mẫu số 07.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT; Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành giám sát kỹ thuật, Chi cục Thủy sản thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân; trường hợp kết quả đạt yêu cầu, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành kiểm tra, Chi cục Thủy sản cấp cho chủ tàu các giấy tờ: + Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; + Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; + Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra lần đầu, cải hoán theo mẫu số 06.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022//TT-BNNPTNT. Bước 4: Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân |
Thành phần hồ sơ | Loại giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; 2. Bản sao hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (đối với trường hợp tàu cá đóng mới, cải hoán); | | |
Căn cứ pháp lý | 1. Luật Thủy sản năm 2017; 2. Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá. 3. Thông tư 94/2021/TT-BTC ngày 02 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản. 4. Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản. 5. Quyết định 676/QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Tình trạng hiệu lực | Còn hiệu lực |