Cơ quan thực hiện

Thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Mã thủ tục 1.008655
Lĩnh vực Quản lý xây dựng công trình
Thông tin công bố
  • Số QĐ: 1114/QĐ-UBND
  • Ngày hiệu lực: 2023-05-31
Cách thức nộp trực tuyến Thủ tục này được nộp trực tuyến
Thời hạn giải quyết

1. Trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tự tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở: 
- Dự án nhóm B: Không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Dự án nhóm C: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định:
- Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra; 
- Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm cơ sở thẩm định dự án, thiết kế cơ sở.
3. Trường hợp lấy ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở: 
- Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản kèm theo hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án;
- Thời hạn có văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án, thiết kế cơ sở như sau: Không quá 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhóm B và 12 (mười hai) ngày đối với dự án nhóm C. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến về thiết kế cơ sở và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.

Mức trực tuyến Toàn trình
Lệ phí

Áp dụng theo Phụ lục VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

Phí
Văn bản quy định lệ phí
Cơ quan thực hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
Đối tượng thực hiện

Chủ đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định dự án muốn thẩm định, lấy ý kiến về thiết kế cơ sở đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (công trình thuỷ lợi; công trình đê điều; công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác).

Cách thức thực hiện

Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ http://dichvucong.danang.gov.vn. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận.

Điều kiện thực hiện

Không có

Số bộ hồ sơ

01 bộ hồ sơ gốc, trường hợp lấy ý kiến phối hợp hoặc thẩm tra của các cơ quan, tổ chức có liên quan thì bổ sung thêm hồ sơ đối với nội dung ý kiến phối hợp hoặc thẩm tra

Kết quả thực hiện

Văn bản thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Hành chính thành phố, số 03 Lý Tự Trọng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Mẫu đơn, tờ khai
Trình tự thực hiện

Bước 1: Chủ đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần).
Bước 3: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và xác định kinh phí đầu tư tương ứng phần thiết kế cơ sở này đối với dự án. Chủ đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định dự án nhận văn bản thẩm định, tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả; chuyển phí thẩm định cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng.

Thành phần hồ sơ
Loại giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai
1. Tờ trình và Danh mục hồ sơ trình duyệt đính kèm theo tờ trình (Theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ);
2. Hồ sơ pháp lý;
3. Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi - Thiết kế cơ sở Dự án.
4. 01 Đĩa CD có ghi tên Dự án bên ngoài đĩa để tiện lưu trữ.
* Nội dung chi tiết hồ sơ:
+ Hồ sơ pháp lý:
1. Quyết định phê duyệt chủ trương, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác); Báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư được duyệt;
2. Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Chủ đầu tư đối với gói thầu khảo sát, Tư vấn lập dự án (nếu có);
3. Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có);
4. Báo cáo thẩm định Nhiệm vụ, dự toán khảo sát của Chủ đầu tư;
5. Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ khảo sát; Nhiệm vụ thiết kế của Chủ đầu tư;
6. Quyết định lựa chọn nhà thầu khảo sát và Hợp đồng;
7. Quyết định phê duyệt Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
8. Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở và Hợp đồng;
9. Chứng chỉ năng lực hoạt động và Hồ sơ năng lực của Đơn vị Tư vấn thiết kế; Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế, chủ trì lập dự toán: Bản sao có chứng thực.
10. Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (Quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án; Quyết định phê duyệt Quy hoạch phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến và quyết định phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật;
11. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt đối với các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
12. Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
13. Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);
14. Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị (nếu có);
15. Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án (nếu có);
16. Văn bản lấy ý kiến thẩm định của Cơ quan chủ trì thẩm định;
17. Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
+ Hồ sơ Khảo sát, báo cáo nghiên cứu khả thi - Thiết kế cơ sở Dự án:
1. Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án được duyệt gồm:
- Nhiệm vụ khảo sát; Nhiệm vụ thiết kế;
- Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
- Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu;
- Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng (Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào Báo cáo kết quả khảo sát);
- Các Bản vẽ khảo sát; Nhật ký khảo sát có chữ ký giám sát khảo sát của Chủ đầu tư; Biên bản nghiệm thu Báo cáo kết quả khảo sát;
2. Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (Bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán) (Theo Điều 54+58 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014) bao gồm:
* Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
+ Bản vẽ Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng (Quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến);
+ Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng (Các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ);
+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ (Vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực);
+ Giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
3. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
- Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng (Chủ trương đầu tư, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong từng thời);
- Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường (Quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng);
- Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác (Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng xây dựng; nhu cầu sử dụng tài nguyên (nếu có), việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đáp ứng các đầu ra của sản phẩm dự án; giải pháp tổ chức thực hiện; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các giải pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm quốc phòng, an ninh và các yếu tố khác); 
- Tổng mức đầu tư, dự toán công trình và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án (Tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án);
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế (Hồ sơ năng lực của Đơn vị Tư vấn thiết kế gồm Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế: Bản sao có chứng thực);
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng (nếu có);
- Các nội dung khác có liên quan.
4. Bản vẽ và thuyết minh tính toán Thiết kế cơ sở.
Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình (Theo Điều 33, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021):
- Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, bản tính, các bản vẽ thiết kế;
- Bản vẽ thiết kế phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên được thể hiện theo các tiêu chuẩn áp dụng trong hoạt động xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình trong trường hợp nhà thầu thiết kế là tổ chức;
- Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ theo khuôn khổ thống nhất, được lập danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài;
- Tài liệu sông ngòi, khí tượng, thủy văn dòng chảy sông tại vị trí đầu tư xây dựng dự án; 
- Hồ sơ Trình thẩm định phải được ký, đóng dấu xác nhận của Cơ quan trình thẩm định và phải được đóng tập dán gáy theo quy định của văn thư trữ.
  •  
Căn cứ pháp lý

1. Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
3. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
4. Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
5. Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
6. Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
7. Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định một số nội dung về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
8. Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định về một số nội dung trong mua sắm, thuê tài sản, hàng hoá, dịch vụ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Đà Nẵng;
9. Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Nộp trực tuyến Quay lại

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Địa chỉ: 24 Trần Phú, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Thư điện tử: stttt@danang.gov.vn

LƯỢT TRUY CẬP

151286899